NHỮNG LỢI ÍCH CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO AI ĐANG ĐƯỢC ỨNG DỤNG

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) đang ngày càng phổ biến và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu doanh nghiệp biết tận dụng một cách tối ưu những lợi ích vượt trội của công nghệ AI vào quá trình kinh doanh thì chắc chắn họ sẽ nhận được nguồn lợi rất lớn.
Vậy có những lợi ích nào của trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng trong thời đại 4.0?
 
1.  Kinh doanh thông minh
Ngày nay, môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khắc nghiệt, vì vậy các doanh nghiệp luôn cố gắng để tiên phong trong bất kì quyết định kinh doanh nào. Để đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác, mang lại hiệu quả cao thì việc theo dõi, đánh giá, phân tích thông tin kinh doanh cũng như thu thập dữ liệu là yếu tố quan trọng. Nhờ có sự phát triển của các công cụ phân tích hiện nay, các quyết định kinh doanh được đưa ra chính xác hơn, hạn chế những rủi ro, sai lầm do những phán đoán dựa vào trực giác.
Tuy nhiên, khi lượng thông tin kinh doanh cần thu thập, quản lí qua lớn khiến các công cụ phân tích truyền thống gặp khó khăn, đó chính là lúc cần đến sự “ra tay” của công nghệ AI. Các thuật toán cao cấp hiện nay được sử dụng để quản lý một lượng lớn dữ liệu và có thể lập các báo cáo khi doanh nghiệp cần bất cứ lúc nào.
 
2.  Tự động hóa trong kinh doanh
Các doanh nghiệp dựa vào sản xuất và hậu cần có thể cải thiện việc quản lý chuỗi cung ứng của họ thông qua AI bằng cách quản lý hiệu quả hàng tồn kho và tinh giản hoạt động.
AI có thể theo dõi cung và cầu trong các khu vực mà một doanh nghiệp phục vụ, nó có thể tự điều chỉnh hàng tồn kho, di chuyển hàng tồn kho từ các thị trường nhu cầu thấp sang các thị trường có nhu cầu cao. Bên cạnh đó, AI cũng có thể định giá cho hàng hóa.
Ngay cả việc vận chuyển hàng hóa hiện tại đã được cải thiện bởi AI, nó cũng được sử dụng để vạch ra các tuyến đường di chuyển hàng hóa đạt hiệu quả tốt nhất.
 
3.  Trả lời khách hàng tự động
Hệ thống trả lời tự động (chatbot) là một phát triển thú vị trong AI. Sự phát triển trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên đã cho phép các hệ thống có thể xử lý và trả lời tự động nhiều cuộc đàm thoại trong kinh doanh. Việc sử dụng rộng rãi các trợ lý ảo như Siri của Apple hoặc Cortana của Microsoft cho các công việc thường xuyên là một minh chứng về những gì chatbot có thể làm.
Đối với doanh nghiệp, chatbot có thể cung cấp một mức độ tự động hóa và giải phóng nguồn lực được sử dụng để điều khiển chức năng quản lý tài khoản và hỗ trợ thường xuyên.
 
4.  Đưa sản phẩm tiếp cận với nhiều thị trường
Một trong những mối quan tâm của thương mại điện tử chính là nội địa hóa hay cung cấp những trải nghiệm cho một khu vực cụ thể.
Trước đây, các doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới do sự bất đồng về ngôn ngữ. Hãy tưởng tượng, khi hàng hóa của bạn được xuất khẩu tới một quốc gia khác, bạn phải dịch tất cả phần mô tả sản phẩm từ ngôn ngữ của bạn sang ngôn ngữ bản địa. Nếu số lượng hàng hóa nhỏ thì mọi việc vẫn dễ giải quyết, nhưng nếu có tới hàng ngàn sản phẩm thì chắc chắn bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian và chi phí, chưa kể đến độ chính xác của bản dịch chưa chắc đã cao.
Tuy nhiên, công nghệ AI hiện nay có thể xử lí các bản dịch một cách tự nhiên, đơn giản, chính xác và nhanh chóng vượt trội. Chính điều này đã tạo cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường trên toàn cầu một cách dễ dàng.
 
5.  Cá nhân hóa
Để cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn thì ngoài nội địa hóa, các doanh nghiệp có thể thông qua cá nhân hóa. Với công nghệ AI, cá nhân hóa có thể đi xa hơn thông qua thiết lập trình duyệt web để thu thập sở thích người dùng.
Thương mại điện tử có thể dựa trên lịch sử duyệt web và sở thích mua sắm của người dùng để đưa ra các khuyến nghị. Điều này có thể dễ dàng quan sát được ở các ứng dụng mua sắm trực tuyến, điển hình như Amazon. Như báo cáo, các đề xuất chiếm 35% doanh thu của Amazon và được coi là một công nghệ kinh doanh chủ chốt của công ty.
Ngày nay, các doanh nghiệp có thể thực hiện các thuật toán riêng để quảng bá hình ảnh, tạo ra các hệ thống dữ liệu theo dõi khách hàng, cung cấp các đề xuất mua hàng cho người dùng để tăng doanh thu.

GỬI Ý KIẾN

TÌM HIỂU VỀ ĐỘ DÀI BÀI VIẾT CHUẨN SEO

Tìm hiểu về độ dài bài viết chuẩn SEO

Xem thêm

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT PHÂN TÍCH WEBSITE ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 2022

Hướng dẫn chi tiết phân tích website đối thủ cạnh tranh 2022

Xem thêm

CÁC HÌNH THỨC SEO PHỔ BIẾN NHẤT SẼ GẶP KHI LÀM MARKETING

Các hình thức SEO phổ biến nhất sẽ gặp khi làm Marketing

Xem thêm