MARKETING ONLINE VÀ CÁC CÔNG VIỆC CƠ BẢN CỦA MARKETING ONLINE

Ngày nay, Internet đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Hàng ngày, mọi người truy cập Internet với rất nhiều mục đích khác nhau, để phục vụ cho cuộc sống và công việc của chính họ. Điều này đã tạo cơ hội cho dịch vụ Marketing Online ra đời và ngày càng phát triển, trở thành một công cụ đắc lực cho việc giới thiệu sản phẩm, xúc tiến bán hàng và PR công ty.
Vậy Marketing online là gì? Các công việc cơ bản của Marketing online gồm những gì?

Marketing Online là gì?
Marketing online là sử dụng công nghệ mạng máy tính, các phương tiện điện tử để nghiên cứu thị trường, đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm nhằm mục đích là đưa sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đến người tiêu dung một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Marketing online có thể chia làm các lĩnh vực cơ bản: SEM/SEO, SMS marketing, email marketing, social media và hình thức quảng cáo thông qua các mạng xã hội lớn như Facebook, Zalo…
 
Các công việc cơ bản của Marketing online

1.  Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là quá trình nhận dạng, lựa chọn, thu thập, phân tích và phổ biến thông tin với mục đích hỗ trợ việc ra quyết định có liên quan đến sự xác định và xử lý những vấn đề và cơ hội trong Marketing.
Vai trò của nghiên cứu thị trường là cung cấp thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong quá trình hoạch định chiến lược, tổ chức và thực hiện hoạt động Marketing.
Các bước cơ bản khi nghiên cứu thị trường là:
Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu
Bước 2: Thiết kế nghiên cứu phù hợp với mục tiêu
Bước 3: Thu thập thông tin, dữ liệu
Bước 4: Kiểm tra chất lượng dữ liệu
Bước 5: Làm sạch, mã hóa số liệu
Bước 6: Xử lý và phân tích số liệu
Bước 7: Đánh giá thực trạng thị trường, năng lực hiện tại, nhân định xu hướng

2.  Phân tích SWOT
Sau bước nghiên cứu thị trường thì phân tích SWOT là một bước quan trọng không kém để tạo nên một bản kế hoạch Marketing hiệu quả, chi tiết.
SWOT được viết tắt của 4 chữ: Strength (Điểm mạnh) – Weakness (Điểm yếu) – Opportunity (Cơ hội) – Threat (Thách thức).

Để đưa ra mô hình phân tích SWOT, chúng ta cần dựa vào một số câu hỏi như sau:

STRENGTHS – Điểm mạnh
  • Sản phẩm của bạn có ưu điểm gì nổi bật so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?
  • Khách hàng có dễ dàng tiếp cận và mua sản phẩm của bạn hay không?
  • Dịch vụ hỗ trợ bán hàng của bạn có điểm mạnh gì?
WEAKNESS – Điểm yếu
  • Sản phẩm của bạn có nhược điểm gì so với đối thủ?
  • Giá bán sản phẩm của bạn có cao hơn so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường?
  • Kênh quảng cáo online mà bạn đang sử dụng có thực sự đem lại hiệu quả bán hàng?
  • Dịch vụ hỗ trợ bán hàng cho khách hàng đã thực sự đáp ứng được yêu cầu của khách hàng?
  • Tại sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm của đối thủ thay vì sản phẩm của bên bạn?
OPPORTUNITIES – Cơ hội
  • Đối thủ của bạn có đang vận dụng kênh quảng cáo online để bán hàng hiệu quả không?
  • Chi phí quảng cáo online so với quảng cáo truyền thống?
  • Bạn có cơ hội gì khi sử dụng các công cụ quảng cáo như Google, facebook, báo điện tử…?
THREAT – Thách thức
  • Chi phí quảng cáo bạn bỏ ra có giúp bạn thu được lợi nhuận hay không?
  • Khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới có chính xác là khách hàng tiềm năng mua sản phẩm của bạn hay không?
  • Phân khúc thị trường bạn đặt ra có thực sự đúng với những gì sản phẩm bạn mang lại cho họ?
3.  Sáng tạo thông điệp Marketing và nội dung (content)
Bất cứ chiến dịch nào cũng cần có câu slogan làm khẩu hiệu chứa đựng thông điệp marketing gửi đến khách hàng. Thông điệp quảng cáo chính là yếu tố cốt lõi của mọi chiến lược marketing online. Một chiến lược marketing online cho dù được đầu tư với quy mô rầm rộ bao nhiêu mà thông điệp quảng cáo sơ sài, khó hiểu, gây hiểu nhầm, không phù hợp với văn hóa, tôn giáo, luật pháp đều sẽ trở nên thất bại. Một thông điệp quảng cáo hay sẽ bao gồm các yếu tố: ngắn gọn, dễ nhớ, súc tích, ý nghĩa.
Content là điểm mấu chốt quyết định chiến lược doanh nghiệp bạn có thành công hay không? Để xây dựng nội dung hiệu quả thì bạn cần biết sản phẩm của mình là gì, khách hàng tiềm năng hướng tới là ai? Sau đó, hãy đặt vị trí của mình vào khách hàng để hiễu rõ nhu cầu cần thiết khách hàng, từ đó, content một cách tối ưu. Nội dung cần chuẩn SEO, thông tin có giá trị với khách hàng, có sự nổi trội và khác biệt đối với đối thủ và kèm thêm hình ảnh hoặc video liên quan thì content của bạn rất chất lượng.

4.  Phân kênh, lựa chọn công cụ Marketing online
Việc lựa chọn kênh truyền thông cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công chiến lược marketing online. Quy trình lựa chọn chiến lược bao gồm:
  • Nhận biết được chiến lược hiện tại
  • Phân tích vốn đầu tư
  • Lựa chọn chiến lược Marketing
  • Đánh giá chiến lược đã chọn
Tùy vào từng loại hình sản phẩm, dịch vụ, phân khúc, hành vi khách hàng tiềm năng mà bạn hướng đến để chọn chiến lược Marketing Online phù hợp. Một số kênh Marketing Online phổ biến và khá hiệu quả hiện nay như: quảng cáo Google adwords, SEO, quảng cáo facebook, zalo, banner quảng cáo…

5.  Theo dõi chiến dịch, đo lường và đánh giá chiến lược marketing online
Khi bắt đầu làm một chiến lược Marketing bạn sẽ đặt xác định mục tiêu của chiến lược đem lại như để tăng doanh số, nhận dạng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, ... Các yếu tố để đánh giá hiệu quả của chiến lược Marketing online là:
  • Tổng số lượt truy cập
  • Lượng traffic của từng kênh
  • Tỷ lệ thoát
  • Tỷ lệ chốt khách hàng
  • Tỷ lệ duy trì khách hàng
  • Doanh thu bán hàng

GỬI Ý KIẾN

TÌM HIỂU VỀ ĐỘ DÀI BÀI VIẾT CHUẨN SEO

Tìm hiểu về độ dài bài viết chuẩn SEO

Xem thêm

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT PHÂN TÍCH WEBSITE ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 2022

Hướng dẫn chi tiết phân tích website đối thủ cạnh tranh 2022

Xem thêm

CÁC HÌNH THỨC SEO PHỔ BIẾN NHẤT SẼ GẶP KHI LÀM MARKETING

Các hình thức SEO phổ biến nhất sẽ gặp khi làm Marketing

Xem thêm